Hàng chục ngàn người xuống đường tại hơn 100 thị trấn, thành phố Nga hôm 23-1 để yêu cầu thả ông Navalny. Nga cáo buộc Mỹ khuyến khích biểu tình.Hàng chục ngàn người đã xuống đường tại hơn 100 thị trấn và TP khắp nước Nga hôm 23-1 để yêu cầu nhà chức trách trả tự do cho nhân vật đối lập Alexei Navalny. Đây là làn sóng biểu tình toàn quốc rộng khắp nhất tại Nga trong những năm gần đây, theo báo The Moscow Times.
Nhiều người bị bắt tại cuộc biểu tình ở Moscow hôm 23-1. Ảnh: CNN
Ông Navalny kêu gọi các cuộc biểu tình sau khi ông bị bắt giam vì tội gian lận mà ông cho là mang động cơ chính trị, khi vừa từ Đức trở về hôm 17-1.
Hưởng ứng lời kêu gọi, những người ủng hộ ông đã xuống đường biểu tình trên vùng lãnh thổ rộng lớn kéo dài 11 múi giờ của Nga, bất chấp đe dọa trấn áp của chính quyền.
40.000 người xuống đường biểu tình
Theo đài CNN, các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra tại TP Vladivostok vùng Viễn Đông Nga và sau đó lan sang phía tây trong ngày 23-1.
Các TP cấp tỉnh bao gồm Novosibirsk, Irkutsk và Perm – những nơi hiếm khi xảy ra biểu tình chống chính phủ cũng chứng kiến lượng lớn người biểu tình. Tại Yakutsk, TP thuộc vùng Viễn Đông, người dân vẫn xuống đường bất chấp nhiệt độ âm 50 độ C.
Người ủng hộ ông Navalny tham gia biểu tình ở Yekaterinburg, Nga. Ảnh: CNN
Những trung tâm biểu tình truyền thống tại Moscow, St.Petersburg và Yekaterinburg thu hút một lượng lớn người tham gia biểu tình. Hàng ngàn người tập trung tại quảng trưởng Pushkin ở trung tâm thủ đô Moscow vào đầu giờ chiều, cầm những tấm băng rôn với nội dung chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hầu hết người biểu tình đeo khẩu trang do COVID-19.
“Tôi ở đây vì nếu tôi không đến, tôi sẽ nhìn vào mắt các con tôi như thế nào đây? Đây là đất nước của chúng, tương lai của chúng. Tôi chỉ muốn những gì tốt nhất cho gia đình mình” – người biểu tình tên Konstantin (45 tuổi) tại TP St. Petersburg lớn thứ hai của Nga nói.
Một người tên Kirill (20 tuổi) tham gia biểu tình tại Moscow nói rằng anh biểu tình vì “các bạn không thể chiến thắng mà không chiến đấu”.
Bà Yulia Navalnaya tham gia biểu tình tại Moscow, chia sẻ ảnh mình có mặt tại cuộc biểu tình trên Instagram với dòng chú thích: “Rất vui vì các bạn ở đây. Xin cảm ơn!”. Chưa đầy 30 phút sau bà Yulia chia sẻ một bức ảnh khác, trong đó thông báo bà đang ngồi trong xe cảnh sát.
Bà Yulia Navalnaya, vợ ông Navalny tham gia biểu tình tại Moscow hôm 23-1. Ảnh: Valeriy Melnikov/SPUTNIK
Mẹ của ông Navalny – bà Lyudmila Ivanovna Navalnaya cũng tham gia biểu tình tại Moscow.
Cảnh sát đã cố dùng dùi cui để giải tán đám đông. Một thông báo yêu cầu mọi người rời khỏi được phát đi nhiều lần và to rõ.
“Người dân thân mến, sự kiện này là bất hợp pháp. Chúng tôi cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho các bạn. Hãy cảnh giác và nếu có thể hãy rời khỏi sự kiện trái phép này”.
Hàng chục người biểu tình đã bị bắt ngay cả khi biểu tình chưa chính thức bắt đầu. Theo OVD-Info, hơn 500 người đã bị bắt chỉ riêng tại Moscow.
Theo con số chính thức từ Bộ Nội vụ Nga, khoảng 4.000 người đã tập trung tại trung tâm Moscow. Trong khi đó, truyền thông ước tính 15.000 – 40.000 người đã xuống đường biểu tình hôm 23-1. Trang web điều tra Proekt cho biết Moscow và St.Petersburg chứng kiến các cuộc biểu tình trái phép lớn nhất trong gần thập niên qua.
Theo OVD-Info, một tổ chức độc lập chuyên theo dõi biểu tình, hơn 2.100 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình hôm 23-1 tại 100 TP.
Một số đồng minh của ông Navalny đã bị bắt trong tuần này vì kích động biểu tình, bao gồm phát ngôn viên Kira Yarmysh, nhà điều tra Quỹ Chống tham nhũng Georgy Alburov và nhà hoạt động đối lập Lyubov Sobol. Nhà điều phối văn phòng của ông Navalny tại Moscow – ông Oleg Stepanov cũng bị bắt hôm 23-1.
Các cuộc biểu tình không nhận được sự cho phép của chính phủ Nga và nhà chức trách đã cảnh báo người dân không tham gia biểu tình.
Theo luật pháp Nga, đơn xin phép biểu tình phải được gửi tới chính quyền địa phương ít nhất 10 ngày trước khi sự kiện diễn ra. Ông Navalny bị bắt chưa được một tuần, vì vậy nhà tổ chức không đủ thời gian để nộp đơn xin phép biểu tình.
Cơ quan quản lý mạng của Nga hôm 21-1 cho biết họ sẽ phạt các mạng xã hội lớn gồm Twitter, Facebook và TikTok vì lan truyền thông tin bị luật pháp cấm và nhằm thu hút trẻ vị thành niên tham gia các sự kiện công cộng quy mô lớn trái phép.
Biểu tình vì nhiều lý do khác nhau
Theo báo The Moscow Times, nam sinh Vladimir (15 tuổi) lần đầu tham gia biểu tình tại Moscow, bất chấp cảnh báo từ trường của mình. Vladimir cho biết nguyên nhân thôi thúc cậu bé tham gia biểu tình là nghèo đói vì bà và cha mẹ bị khuyết tật của mình chỉ nhận được 15.000 rúp tiền trợ cấp từ chính phủ, chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà ở Moscow.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại Vladivostok hôm 23-1. Ảnh: CNN
“Cháu phản đối tham nhũng ở nước này. Cháu không muốn lương thấp, lương hưu thấp, thực tế là chính phủ đang ăn cắp và sau đó nói dối người dân” – nam sinh nói.
Những người biểu tình khác cho biết họ xuống đường biểu tình vì những lý do khác nhau.
“Với tôi, không làm gì đồng nghĩa với thông đồng với chính phủ. Chúng tôi phải xuất hiện ở đây và biểu tình một cách hòa bình, vì không có cách nào khiến tiếng nói của chúng tôi được lắng nghe tại Nga lúc này” - Artyom Manteev, dịch giả 25 tuổi nói.
Manteev là người ủng hộ ông Navalny, đã tham gia biểu tình hồi mùa hè năm ngoái nhằm phản đối việc Nga sửa đổi hiến pháp cho phép ông Putin làm tổng thống tới năm 2036.
Một số người cho biết họ tham gia biểu tình phần lớn không phải vì để ủng hộ ông Navalny mà vì họ phản đối sự đàn áp chính trị nói chung.
“Chúng tôi không ra mặt cho ông Alexei Navalny, chúng tôi đến đây vì sống trong một đất nước mà một người có thể bị bỏ tù chẳng cần lý do” – Arina, 20 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Moscow nói.
Sau khi tập trung tại quảng trường Pushkin, đám đông rời đi và tuần hành xuống đường Tverskaya, đại lộ chính ở Moscow dẫn tới Điện Kremlin.
Cảnh sát chống bạo động giải tán đám đông tại cuộc biểu tình ủng hộ ông Navalny ở Moscow, Nga hôm 23-1. Ảnh: Pavel Bednyakov/SPUTNIK
Một số người biểu tình sau đó tuần hành về phía nhà tù Matrosskaya Tishina ở Moscow, nơi ông Navalny đang bị giam. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát nổ ra. Video người biểu tình ném quả cầu tuyết nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Ngay sau khi cuộc biểu tình ở Moscow kết thúc, Ủy ban Điều tra Nga thông báo mở cuộc điều tra vào các trường hợp bạo lực chống lại cảnh sát. Truyền thông nhà nước Nga cho biết khoảng 40 nhân viên an ninh bị thương trong cuộc biểu tình.
Tại TP St. Petersburg, người biểu tình tập trung tại tượng Kỵ sĩ đồng trước khi tuần hành xuống đường Nevsky Prospekt – đường phố chính của TP.
Như ở Moscow, nhiều người trong số họ là những người trẻ tuổi tức giận với điều kiện sống tồi tệ mà ông bà, cha mẹ họ buộc chịu đựng.
Alexander, sinh viên 19 tuổi, cho biết người ông 91 tuổi của mình sống dựa vào 15.000 rúp mỗi tháng.
Nga cáo buộc Mỹ khuyến khích biểu tình
Theo CNN, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Mỹ khuyến khích các cuộc biểu tình sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Nga đăng cảnh báo khuyên công dân Mỹ tránh các cuộc biểu tình này.
Tuyên bố hôm 23-1 của Bộ Ngoại giao Nga nói rằng việc Mỹ đăng thông tin về các cuộc biểu tình phù hợp với chính sách khiêu khích của Washington trong việc khuyến khích biểu tình tại những quốc gia có chính phủ mà Mỹ coi là không mong muốn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS
Bà Rebecca Ross, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow cáo buộc chính phủ Nga đàn áp quyền hội họp chính trị hòa bình và quyền tự do ngôn luận.
Trong bài đăng trên mạng xã hội VK, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng các nhà ngoại giao đã “kiểm tra những gì bà Ross viết về cuộc biểu tình tại Washington và vụ bạo loạn ở Điện Capitol”.
“Thật kỳ lạ. Bạn chẳng viết gì cả. Không có lời kêu gọi người dân của bạn biểu tình hòa bình, không hề lên án vụ năm người thiệt mạng và bắt giữ hơn 100 người” – tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga tiếp tục.
“Đạo đức giả là công cụ của ngoại giao Mỹ, trở nên đặc biệt nguy hiểm trong đại dịch COVID-19. Hãy quan tâm tới vấn đề của riêng các bạn và ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của những nước khác” – tuyên bố nói thêm.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Đại sứ quán Mỹ tại Moscow nên giải thích tại sao họ đăng một loạt “tuyến đường biểu tình”, đánh dấu các địa điểm nơi người biểu tình dự định tụ tập.
“Chúng ta có thể tưởng tượng điều gì có thể xảy ra nếu Đại sứ quán Nga tại Washington cũng công bố một bản đồ các tuyến đường biểu tình với các điểm đến, chẳng hạn như Điện Capitol. Kiểu định hướng này đáng lẽ sẽ kết thúc bằng sự cuồng loạn của giới chính trị gia Mỹ, bao gồm các khẩu hiệu bài Nga, đe dọa trừng phạt và trục xuất nhà ngoại giao Nga” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell lên án “các cuộc bắt bớ trên diện rộng, sử dụng vũ lực không cân xứng” của nhà chức trách Nga trong cuộc biểu tình hôm 23-1. Ông Borell nói ông sẽ thảo luận bước đi tiếp theo với các ngoại trưởng EU vào ngày 25-1.
Văn phòng Đối ngoại Anh trong tuyên bố hôm 23-1 nói rằng họ “vô cùng quan ngại” việc bắt giữ người biểu tình.
“Chúng tôi yêu cầu chính phủ Nga tôn trọng và tuân thủ các cam kết quốc tế của nước này về nhân quyền, và thả những người dân đã bị bắt trong cuộc biểu tình hòa bình” – tuyên bố cho biết.
TRI TÚC
Nhiều người bị bắt tại cuộc biểu tình ở Moscow hôm 23-1. Ảnh: CNN
Ông Navalny kêu gọi các cuộc biểu tình sau khi ông bị bắt giam vì tội gian lận mà ông cho là mang động cơ chính trị, khi vừa từ Đức trở về hôm 17-1.
Hưởng ứng lời kêu gọi, những người ủng hộ ông đã xuống đường biểu tình trên vùng lãnh thổ rộng lớn kéo dài 11 múi giờ của Nga, bất chấp đe dọa trấn áp của chính quyền.
40.000 người xuống đường biểu tình
Theo đài CNN, các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra tại TP Vladivostok vùng Viễn Đông Nga và sau đó lan sang phía tây trong ngày 23-1.
Các TP cấp tỉnh bao gồm Novosibirsk, Irkutsk và Perm – những nơi hiếm khi xảy ra biểu tình chống chính phủ cũng chứng kiến lượng lớn người biểu tình. Tại Yakutsk, TP thuộc vùng Viễn Đông, người dân vẫn xuống đường bất chấp nhiệt độ âm 50 độ C.
Người ủng hộ ông Navalny tham gia biểu tình ở Yekaterinburg, Nga. Ảnh: CNN
Những trung tâm biểu tình truyền thống tại Moscow, St.Petersburg và Yekaterinburg thu hút một lượng lớn người tham gia biểu tình. Hàng ngàn người tập trung tại quảng trưởng Pushkin ở trung tâm thủ đô Moscow vào đầu giờ chiều, cầm những tấm băng rôn với nội dung chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hầu hết người biểu tình đeo khẩu trang do COVID-19.
“Tôi ở đây vì nếu tôi không đến, tôi sẽ nhìn vào mắt các con tôi như thế nào đây? Đây là đất nước của chúng, tương lai của chúng. Tôi chỉ muốn những gì tốt nhất cho gia đình mình” – người biểu tình tên Konstantin (45 tuổi) tại TP St. Petersburg lớn thứ hai của Nga nói.
Một người tên Kirill (20 tuổi) tham gia biểu tình tại Moscow nói rằng anh biểu tình vì “các bạn không thể chiến thắng mà không chiến đấu”.
Bà Yulia Navalnaya tham gia biểu tình tại Moscow, chia sẻ ảnh mình có mặt tại cuộc biểu tình trên Instagram với dòng chú thích: “Rất vui vì các bạn ở đây. Xin cảm ơn!”. Chưa đầy 30 phút sau bà Yulia chia sẻ một bức ảnh khác, trong đó thông báo bà đang ngồi trong xe cảnh sát.
Bà Yulia Navalnaya, vợ ông Navalny tham gia biểu tình tại Moscow hôm 23-1. Ảnh: Valeriy Melnikov/SPUTNIK
Mẹ của ông Navalny – bà Lyudmila Ivanovna Navalnaya cũng tham gia biểu tình tại Moscow.
Cảnh sát đã cố dùng dùi cui để giải tán đám đông. Một thông báo yêu cầu mọi người rời khỏi được phát đi nhiều lần và to rõ.
“Người dân thân mến, sự kiện này là bất hợp pháp. Chúng tôi cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho các bạn. Hãy cảnh giác và nếu có thể hãy rời khỏi sự kiện trái phép này”.
Hàng chục người biểu tình đã bị bắt ngay cả khi biểu tình chưa chính thức bắt đầu. Theo OVD-Info, hơn 500 người đã bị bắt chỉ riêng tại Moscow.
Theo con số chính thức từ Bộ Nội vụ Nga, khoảng 4.000 người đã tập trung tại trung tâm Moscow. Trong khi đó, truyền thông ước tính 15.000 – 40.000 người đã xuống đường biểu tình hôm 23-1. Trang web điều tra Proekt cho biết Moscow và St.Petersburg chứng kiến các cuộc biểu tình trái phép lớn nhất trong gần thập niên qua.
Theo OVD-Info, một tổ chức độc lập chuyên theo dõi biểu tình, hơn 2.100 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình hôm 23-1 tại 100 TP.
Một số đồng minh của ông Navalny đã bị bắt trong tuần này vì kích động biểu tình, bao gồm phát ngôn viên Kira Yarmysh, nhà điều tra Quỹ Chống tham nhũng Georgy Alburov và nhà hoạt động đối lập Lyubov Sobol. Nhà điều phối văn phòng của ông Navalny tại Moscow – ông Oleg Stepanov cũng bị bắt hôm 23-1.
Các cuộc biểu tình không nhận được sự cho phép của chính phủ Nga và nhà chức trách đã cảnh báo người dân không tham gia biểu tình.
Theo luật pháp Nga, đơn xin phép biểu tình phải được gửi tới chính quyền địa phương ít nhất 10 ngày trước khi sự kiện diễn ra. Ông Navalny bị bắt chưa được một tuần, vì vậy nhà tổ chức không đủ thời gian để nộp đơn xin phép biểu tình.
Cơ quan quản lý mạng của Nga hôm 21-1 cho biết họ sẽ phạt các mạng xã hội lớn gồm Twitter, Facebook và TikTok vì lan truyền thông tin bị luật pháp cấm và nhằm thu hút trẻ vị thành niên tham gia các sự kiện công cộng quy mô lớn trái phép.
Biểu tình vì nhiều lý do khác nhau
Theo báo The Moscow Times, nam sinh Vladimir (15 tuổi) lần đầu tham gia biểu tình tại Moscow, bất chấp cảnh báo từ trường của mình. Vladimir cho biết nguyên nhân thôi thúc cậu bé tham gia biểu tình là nghèo đói vì bà và cha mẹ bị khuyết tật của mình chỉ nhận được 15.000 rúp tiền trợ cấp từ chính phủ, chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà ở Moscow.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại Vladivostok hôm 23-1. Ảnh: CNN
“Cháu phản đối tham nhũng ở nước này. Cháu không muốn lương thấp, lương hưu thấp, thực tế là chính phủ đang ăn cắp và sau đó nói dối người dân” – nam sinh nói.
Những người biểu tình khác cho biết họ xuống đường biểu tình vì những lý do khác nhau.
“Với tôi, không làm gì đồng nghĩa với thông đồng với chính phủ. Chúng tôi phải xuất hiện ở đây và biểu tình một cách hòa bình, vì không có cách nào khiến tiếng nói của chúng tôi được lắng nghe tại Nga lúc này” - Artyom Manteev, dịch giả 25 tuổi nói.
Manteev là người ủng hộ ông Navalny, đã tham gia biểu tình hồi mùa hè năm ngoái nhằm phản đối việc Nga sửa đổi hiến pháp cho phép ông Putin làm tổng thống tới năm 2036.
Một số người cho biết họ tham gia biểu tình phần lớn không phải vì để ủng hộ ông Navalny mà vì họ phản đối sự đàn áp chính trị nói chung.
“Chúng tôi không ra mặt cho ông Alexei Navalny, chúng tôi đến đây vì sống trong một đất nước mà một người có thể bị bỏ tù chẳng cần lý do” – Arina, 20 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Moscow nói.
Sau khi tập trung tại quảng trường Pushkin, đám đông rời đi và tuần hành xuống đường Tverskaya, đại lộ chính ở Moscow dẫn tới Điện Kremlin.
Cảnh sát chống bạo động giải tán đám đông tại cuộc biểu tình ủng hộ ông Navalny ở Moscow, Nga hôm 23-1. Ảnh: Pavel Bednyakov/SPUTNIK
Một số người biểu tình sau đó tuần hành về phía nhà tù Matrosskaya Tishina ở Moscow, nơi ông Navalny đang bị giam. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát nổ ra. Video người biểu tình ném quả cầu tuyết nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Ngay sau khi cuộc biểu tình ở Moscow kết thúc, Ủy ban Điều tra Nga thông báo mở cuộc điều tra vào các trường hợp bạo lực chống lại cảnh sát. Truyền thông nhà nước Nga cho biết khoảng 40 nhân viên an ninh bị thương trong cuộc biểu tình.
Tại TP St. Petersburg, người biểu tình tập trung tại tượng Kỵ sĩ đồng trước khi tuần hành xuống đường Nevsky Prospekt – đường phố chính của TP.
Như ở Moscow, nhiều người trong số họ là những người trẻ tuổi tức giận với điều kiện sống tồi tệ mà ông bà, cha mẹ họ buộc chịu đựng.
Alexander, sinh viên 19 tuổi, cho biết người ông 91 tuổi của mình sống dựa vào 15.000 rúp mỗi tháng.
Nga cáo buộc Mỹ khuyến khích biểu tình
Theo CNN, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Mỹ khuyến khích các cuộc biểu tình sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Nga đăng cảnh báo khuyên công dân Mỹ tránh các cuộc biểu tình này.
Tuyên bố hôm 23-1 của Bộ Ngoại giao Nga nói rằng việc Mỹ đăng thông tin về các cuộc biểu tình phù hợp với chính sách khiêu khích của Washington trong việc khuyến khích biểu tình tại những quốc gia có chính phủ mà Mỹ coi là không mong muốn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS
Bà Rebecca Ross, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow cáo buộc chính phủ Nga đàn áp quyền hội họp chính trị hòa bình và quyền tự do ngôn luận.
Trong bài đăng trên mạng xã hội VK, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng các nhà ngoại giao đã “kiểm tra những gì bà Ross viết về cuộc biểu tình tại Washington và vụ bạo loạn ở Điện Capitol”.
“Thật kỳ lạ. Bạn chẳng viết gì cả. Không có lời kêu gọi người dân của bạn biểu tình hòa bình, không hề lên án vụ năm người thiệt mạng và bắt giữ hơn 100 người” – tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga tiếp tục.
“Đạo đức giả là công cụ của ngoại giao Mỹ, trở nên đặc biệt nguy hiểm trong đại dịch COVID-19. Hãy quan tâm tới vấn đề của riêng các bạn và ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của những nước khác” – tuyên bố nói thêm.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Đại sứ quán Mỹ tại Moscow nên giải thích tại sao họ đăng một loạt “tuyến đường biểu tình”, đánh dấu các địa điểm nơi người biểu tình dự định tụ tập.
“Chúng ta có thể tưởng tượng điều gì có thể xảy ra nếu Đại sứ quán Nga tại Washington cũng công bố một bản đồ các tuyến đường biểu tình với các điểm đến, chẳng hạn như Điện Capitol. Kiểu định hướng này đáng lẽ sẽ kết thúc bằng sự cuồng loạn của giới chính trị gia Mỹ, bao gồm các khẩu hiệu bài Nga, đe dọa trừng phạt và trục xuất nhà ngoại giao Nga” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell lên án “các cuộc bắt bớ trên diện rộng, sử dụng vũ lực không cân xứng” của nhà chức trách Nga trong cuộc biểu tình hôm 23-1. Ông Borell nói ông sẽ thảo luận bước đi tiếp theo với các ngoại trưởng EU vào ngày 25-1.
Văn phòng Đối ngoại Anh trong tuyên bố hôm 23-1 nói rằng họ “vô cùng quan ngại” việc bắt giữ người biểu tình.
“Chúng tôi yêu cầu chính phủ Nga tôn trọng và tuân thủ các cam kết quốc tế của nước này về nhân quyền, và thả những người dân đã bị bắt trong cuộc biểu tình hòa bình” – tuyên bố cho biết.
TRI TÚC
Hien Do chuyen
Comments
Post a Comment